Những điều cần biết khi thi công trần thạch cao dưới mái tôn

1. Nhà mái tôn nên làm trần gì?

Mái tôn là vật liệu xây dựng được sử dụng ngày càng nhiều đặc biệt là với loại nhà ống, nhà cấp 4, nhà 1 tầng. Mái tôn thường được làm từ thép, nhôm hoặc các loại kim loại khác nhau nên có ưu điểm là chịu được thời tiết khắc nghiệt, thời gian sử dụng lâu kéo dài khoảng 20 – 40 năm, chi phí không quá cao, thi công lắp đặt lại dễ dàng, bên cạnh đó còn có nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc bắt mắt làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng mái tôn lại khá nóng khi sử dụng trong mùa hè. Chính vì thế, nhiều gia đình đã chọn cho mình một giải pháp chống nóng là làm trần. Trong số các loại trần phổ biến hiện nay như trần nhựa, trần nhôm, trần thạch cao… thì trần thạch cao được lựa chọn nhiều hơn cả.

Nên thi công trần thạch cao dưới mái tôn bởi trần thạch cao giúp giải quyết được nhược điểm lớn nhất của mái tôn là nóng, làm trần thạch cao giúp chống nóng cho ngôi nhà vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, trần thạch cao cũng cách âm rất tốt, các bạn sẽ không còn sợ những tiếng ồn bên ngoài (do mái tôn không có khả năng cách âm) nữa. Ngoài ra, chi phí làm trần thạch cao không quá cao mà lại có nhiều mẫu mã để lựa chọn và việc thi công cũng không quá phức tạp.

2. Nên làm trần nhà thạch cao chìm hay nổi cho mái tôn

Trần thạch cao thường có 2 loại là trần thạch cao nổi (trần thả) và trần thạch cao chìm. 2 loại trần đó đều có thể làm được đối với nhà mái tôn. Tuy nhiên, mỗi loại đều có ưu điểm riêng, trần thả (trần nổi) giá sẽ rẻ hơn và dễ dàng lắp đặt, sửa chữa hơn, trong khi đó thì trần chìm sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao hơn, có thể làm ánh sáng hắt giúp căn phòng trở nên ấn tượng hơn.

3. Thi công trần thạch cao cho mái tôn cần lưu ý những gì?

Trước khi thi công trần thạch cao cho nhà mái tôn cần chú ý những điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, kiểm tra mái tôn trước khi làm để đảm bảo không có chuột hay bị hở, bị dột. Nếu mái tôn bị hở hay dột thì nước mưa sẽ ngấm xuống trần thạch cao làm trần thạch cao bị mốc, bị ố vàng gây mất thẩm mỹ, lâu dần có thể dẫn tới mủn tấm thạch cao khiến tấm thạch cao nứt, rơi xuống rất mất an toàn. Nếu không kiểm tra kỹ, lũ chuột có thể ẩn nấp trên mái hoành hành, cào xé tấm thạch cao vừa gây ra tiếng động khó chịu và lâu dần chúng sẽ làm hỏng trần thạch cao.

Thứ hai, treo khung xương trần thạch cao sao cho hạn chế được sự rung lắc do mái tôn gây ra, đặc biệt khi trời mưa bão. Khi làm trần thạch cao dưới mái tôn, thông thường phải đảm bảo khung sắt của mái tôn khỏe và chắc chắn. Nếu khung sắt không đủ khỏe thì nên thiết kế các thanh xà nối từ tường bên này sang sang tường bên kia, sau đó cố định hệ thống khung xương vào các thanh xà đó.

Thứ ba, không để trần thạch cao quá sát mái tôn bởi sẽ rất nóng và ồn. Nên tận dụng khoảng trống giữa trần thạch cao và mái tôn để đặt một lớp cách nhiệt giúp chống nóng hiệu quả hơn cho ngôi nhà.

Ngoài ra, với những nhà có mái quá thấp, nên làm trần thạch cao nghiêng theo hình mái tôn và nên có một số điểm nhấn cho trần thạch cao để làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Webdesign.com giảm giá 50% các mẫu web trong dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch). Mời bạn ghé thăm các mẫu web tại www.webdemo.com Bỏ qua